Theo nhận định của đại diện Long Phát, đề xuất siết tín dụng của Ngân hàng Nhà nước mới đây có thể sẽ làm tăng thêm áp lực cho thị trường bất động sản vốn đang gặp nhiều khó khăn trong thời gian gần đây bởi dịch Covid-19 Corona và sự suy giảm kinh tế đất nước cũng như trên toàn thế giới.
Thời điểm này siết tín dụng vào phân khúc cao cấp có thực sự cần thiết?
Trong dự thảo lấy ý kiến với Thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn của các nhà băng vừa được công bố, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra đề xuất, nâng hệ số rủi ro mà các nhà băng phải áp dụng khi trích lập dự phòng cho các khoản vay cá nhân dư nợ từ 3 tỷ đồng lên thành 150%. Theo đó, việc sửa quy định theo cơ quan này nhằm mục đích hạn chế tín dụng vào phân khúc bất động sản cao cấp.
Tuy nhiên, quy định này lại khiến các chuyên gia, doanh nghiệp bất động sản không khỏi lo lắng vì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường bất động sản vốn đang gặp phải không ít khó khăn và đang có dấu hiệu chững lại.
Theo góc nhìn của các doanh nghiệp, sự tác động từ nhiều lý do khác nhau rất có thể sẽ khiến cho thị trường địa ốc năm 2020 phải đối đầu với không ít khó khăn. Trước tiên là yêu cầu rà soát dự án từ phía Kiểm toán Nhà nước hoặc các cơ quan thanh tra. Với quyết định này, ngay cả những dự án đã thực hiện xong, đã được cơ quan quản lý chấp thuận cho làm cũng sẽ bị lật lại. Tiến độ của một số dự án tại các thành phố lớn cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi chủ trương này.
Có nên siết tín dụng vào phân khúc cao cấp thời điểm này?
Sự chậm lại của thị trường địa ốc cũng sẽ làm ảnh hưởng đến các ngành liên quan như vật liệu, sắt thép, xi măng, nội thất… Từ đó, tác động không nhỏ đến cả quá trình tăng trưởng GDP chung. Do đó đại diện Công Ty Địa Ốc Long Phát cho rằng, cần xem xét kỹ về mức độ ảnh hưởng của chủ trương này, nhằm tránh được những trục trặc về mặt vĩ mô. Tiếp theo là khả năng điều chỉnh tăng khung giá đất tại một số tỉnh, thành cũng sẽ khiến cho giá đất tăng, gây khó cho thị trường.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Bất động sản cũng chỉ ra một loạt thách thức đối với thị trường địa ốc.
Sự thiếu ổn định, khó đoán về chính sách, đơn cử như việc áp dụng “hồi tố” với một số trường hợp trong thời gian gần đây đã khiến doanh nghiệp địa ốc phải đối diện với không ít rủi ro, thách thức. Thậm chí, có thể phá sản. Tác động của chính sách cũng làm giảm quy mô thị trường, nguồn cung dự án sụt giảm, có thể khiến giá nhà ở bị đẩy lên cao do cung không đáp ứng đủ cầu.
Do đó, theo nhận định của Hiệp hội bất động sản, việc siết tín dụng với bất động sản rất có thể sẽ khiến thị trường rơi vào thế chao đảo và làm giảm nguồn thu ngân sách. Theo đại diện, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, việc khuyến khích phát triển các phân khúc thấp hơn là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải vì đó mà phân khúc nhà ở cao cấp phải hy sinh. Bởi, phân khúc này hiện đang tạo được sức hút đối với đối tượng khách hàng là người nước ngoài vốn đang ngày càng gia tăng trong xu hướng hội nhập.
Hiện tại, thanh khoản của thị trường bất động sản nói chung và phân khúc cao cấp nói riêng không có đột biến, chưa có dấu hiệu tăng nóng bất thường về mặt bằng giá bán. Việc siết tín dụng để tránh tác động đến những lĩnh vực liên quan tại thời điểm này là chưa thực sự cần thiết.