Trong thời gian mang thai, cơ thể của bà bầu có nhiều thay đổi để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Và đây cũng là lúc sức đề kháng của các mẹ yếu đi nên rất dễ bị các bệnh thông thường. Cùng tìm hiểu về các bệnh thông thường bà bầu hay gặp phải khi mang thai để có biện pháp phòng bệnh và chữa trị thích hợp, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Khi mang thai bà bầu dễ bị bệnh cúm
Khi mang thai do sức đề kháng và hệ miễn dịch suy giảm nên các bag bầu thường dễ bị các virus xâm nhập và gây cúm. Khi mang thai mà mắc bệnh cúm không những khiến các mẹ khó chịu, mệt mỏi mà bệnh còn kéo dài hơn so với người bình thường. Vì vậy, bệnh cúm là bệnh thông thường bà bầu hay gặp khi mang thai.
Nên xem: Mang thai bị thủy đậu có nguy hiểm?
Khi mang thai mà bị cúm sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bà bầu nhiễm cúm sẽ có nguy cơ sảy thai cao, hoặc có thể tiềm ẩn nguy cơ thai chết lưu, sinh non trong những tháng cuối của thai kỳ, khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, dị dạng,…
Vì vậy, để phòng bệnh cúm khi mang thai, bà bầu cần, tiêm phòng vaccine phòng cúm trước khi mang thai từ 3 tháng đến 1 năm, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tránh xa môi trường lây nhiễm cúm. Khi bị cúm nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị thích hợp. Chị em tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng các loại thuốc cảm cúm tránh tai biến xảy ra.
Khi mang thai bà bầu dễ bị bệnh táo bón
Táo bón là bệnh phụ nữ mang thai dễ gặp, theo thống kê tủ lệ phụ nữ mang thai mắc bnehj táo bón chiếm 50%. Trong khi mang thai, vì lý do an toàn nên nhiều thai phụ ít vận động, thường ngồi hoặc nằm lâu một chỗ, nồng độ hormone progesteron trong máu tăng lên làm giảm nhu động ruột, thai phát triển gây chèn ép đại tràng khiến phân chậm di chuyển. Đồng thời, các loại thuốc bổ dưỡng và thực phẩm giàu chất sắt được sử dụng sẽ gây nóng cho cơ thể, là những nguyên nhân khiến các bà bầu mắc bệnh táo bón.
Trong thời gian mang thai mà bị bệnh táo bón là phiền, thai phụ ẽ rất mệt mỏi, khó chịu, tâm trạng không ổn định, dễ sinh ra cáu gắt,…làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người mẹ, từ đó khiến cho sự phát triển của thai nhi gặp khó khăn, trẻ sinh ra có nguy cơ chậm phát triển, dị tật bẩm sinh,…Vì vậy để phòng tránh nguy cơ táo bón, các bà bầu nên chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và thường xuyên vận động nhẹ để hệ tiêu hóa làm việc thuận lợi.
Khi mang thai bà bầu thường hay bị chuột rút
Nhiều thai phụ do thiếu canxi và do sự phát triển của thai nhi nên khi mang thai thường bị co thắt ở bắp chuối chân và bàn chân đặc biệt là vào ban đêm bệnh này chúng ta thường quen gọi là chuột rút. Triệu chứng điển hình là cẳng chân duỗi đơ ra và các ngón chân quắp xuống. Chuột rút khiến thai phụ khó chịu và cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thai phụ cũng như sự phát triển của trẻ. Đây là một trong những bệnh thông thường bà bầ hay gặp khi mang thai.
Vì vậy, khi bị chuột rút, thai phụ hoặc người nhà nên nhẹ nhàng xoa bọp bắp chân, sẽ giúp chị em cảm thấy thoải mái hơn. Đồng thời đi bộ vận động nhẹ cũng sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm sự đau đớn do chuột rút gây ra. Ngoài ra, thai phụ cũng nên tuân thủ đúng lịch khám sức khỏe định kỳ để các bác sĩ kiểm tra và bổ sung thêm canxi và vitamin cần thiết cho cơ thể.
Trên đây, là những bệnh mà chị em rất dễ gặp phải khi mang thai. Nếu còn gì thắc mắc hay muốn kiểm tra, tư vấn sức khỏe sinh sản, chị em hãy đến Phòng khám phụ khoa Thiện Hòa – phòng khám thai uy tín hà nội để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn thông tin cần thiết cho bà bầu khi mang thai.
Nguồn: http://phathai.org/kien-thuc-mang-thai/604-cac-benh-thong-thuong-ba-bau-hay-gap-khi-mang-thai.html