Cách điều trị bệnh trĩ hỗn hợp như thế nào có giống như các dạng bệnh trĩ khác không là vấn đề khá nhiều người quan tâm. Để giúp bạn trả lời những thắc mắc liên quan đến bệnh trĩ hỗn hợp, các chuyên gia phòng khám đa khoa Thiện Hòa sẽ có những chia sẻ hữu ích qua bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.
TÌM HIỂU VỀ BỆNH TRĨ HỖN HỢP
Nói về trĩ hỗn hợp chắc chắn có khá nhiều người chỉ biết đến đây là bệnh trĩ tổng hợp cả trĩ nội và trĩ ngoại nhưng có thể bản chất của bệnh không hiểu hết. Cũng giống như trĩ nội và trĩ ngoại, bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ phát triển nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe người bệnh cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống.
Giống như bệnh trĩ nội và trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp cũng có những dấu hiệu như đau hậu môn, đại tiện ra máu, cụ thể:
Đi ngoài ra máu: Số lượng và tính chất của máu cũng tùy theo mức độ bệnh nặng nhẹ như đối với bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Ở giai đoạn đầu, bị đại tiện ra máu nhưng khá kín đáo nếu không để ý sẽ khó nhận biết, sau đó bệnh phát triển nặng thì máu chảy thành giọt thậm chí là thành tia. Có một số trường hợp chảy máu khi đại tiện nhưng người bệnh không có cảm giác đau đớn.
Sa búi trĩ: Bệnh trĩ hỗn hợp khi ở giai đoạn cuối thường có triệu chứng sa búi trĩ ra ngoài. Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn, phát triển dần và không thể tự co lại hoặc can thiệp cho vào cũng không được.
Hậu môn ẩm ướt: Khi bị trĩ hỗn hợp, hậu môn xuất hiện nhiều dịch nhầy do niêm mạc trực tràng bị viêm, tiết dịch nhầy ở ống hậu môn gây ẩm ướt, ngứa ngáy.
Ngứa hậu môn: Búi trĩ sa ra ngoài khiến việc vệ sinh khó khăn gây nên tình trạng ngứa do vi khuẩn, nấm hình thành, phát triển.
Xem thêm: Nguyên nhân gây ngứa vùng kín sau quan hệ
BỆNH TRĨ HỖN HỢP NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?
Khi cùng lúc bệnh nhân bị cả 2 loại trĩ sẽ hình thành trĩ hỗn hợp, trĩ hỗn hợp khi hình thành rất nguy hiểm và cần chữa trị nhanh chóng, nếu không nó sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm:
Một khối trĩ lớn bao gồm nhiều tĩnh mạch căng phồng kéo dài từ trong ra đến ngoài hậu môn, đây có thể là con đường gây lên sự nhiễm khuẩn vào máu, trực tràng và mất cân bằng tiêu hóa.
Bệnh nhân sẽ phải chịu sự đau đớn và khó chịu.
Nếu bệnh nhân là phụ nữ, khả năng mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa là rất cao. Ảnh hưởng lớn đến vấn đề sinh sản.
Máu chảy nhiều khiến cơ thể bệnh nhân dễ dàng rơi vào tình trạng mất máu, thiếu máu nghiêm trọng.
ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ HỖN HỢP NHƯ THẾ NÀO
So với bệnh trĩ nội và trĩ ngoại, điều trị trĩ hỗn hợp trở nên khó khăn hơn, nhất là khi không được phát hiện sớm thì bệnh sẽ càng gây nguy hiểm nhiều cho người bệnh. Hiện nay, với công nghệ tiên tiến, áp dụng vào nền y học hiện đại các bác sĩ và các nhà nghiên cứu đã có nhiều phương pháp điều trị trĩ hỗn hợp như: dùng thuốc, thắt búi trĩ, tiểu phẫu, điều trị laser, đông tây y kết hợp… cụ thể:
Phương pháp Đông y
Hiện nay, có khá nhiều người bệnh tìm đến cách điều trị trĩ hỗn hợp bằng các bài thuốc đông y vì theo đánh giá của các bác sĩ chuyên môn, các bài thuốc đông y bao gồm uống, đắp, ngâm, rửa đều mang lại hiệu quả cao và an toàn. Những bài thuốc này có nguồn gốc từ thảo dược mặc dù bạn phải kiên trì sử dụng mới thấy được tác dụng nhưng đổi lại cho hiệu quả điều trị lâu dài mà không gây tác dụng phụ. Bên cạnh đó, chi phí điều trị bệnh bằng các bài thuốc đông y không cao nên áp dụng được cho rất nhiều người.
Bên cạnh đó, một số thành phần trong bài thuốc còn có tác dụng giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, tốt cho người mắc bệnh về đường tiêu hóa như dạ dày, đại tràng, không chỉ giúp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp mà còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của người bệnh. Vì thành phần đều là thảo dược thiên nhiên nên bài thuốc an toàn cho cả trẻ nhỏ, phụ nữ sau sinh và người già.
Phương pháp Tây y
Ngoài việc áp dụng các bài thuốc đông y, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp Tây Y để điều trị trĩ hỗn hợp. Phương pháp này thuộc dạng thuốc tiêm, thuốc bôi, thuốc uống, thuốc đặt…
Các loại thuốc đông y và tây y nhằm mục đích làm giảm đau, nhuận tràng, cầm máu.
Phương pháp thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Phương pháp này này áp dụng cho những trường hợp bị trĩ hỗn hợp khi búi lòi ra từ 6 – 8 tuần. Phương pháp này sẽ giảm máu lưu thông tới búi trĩ để không bị phồng to ra thêm. Chỗ búi trĩ bị thắt vòng sẽ bị hoại tử và biến mất. Tuy nhiên khi thực hiện bằng phương pháp này cần thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên môn, uy tín.
Phương pháp tiểu phẫu: Cách này áp dụng cho những trường hợp bị trĩ hỗn hợp không thể điều trị bằng các phương pháp khác được. Khi bệnh đã ở giai đoạn nặng cần được xử lý nếu không muốn búi trĩ hoại tử, gây tổn thương. Cho đến nay phương pháp này được áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao, ít gây biến chứng, không những thế thời gian hồi phục bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, điều trị bệnh trĩ bằng tiểu phẫu cũng được cân nhắc để tránh các hệ lụy có thể xảy ra.
Điều trị bằng tia la ze: Phương pháp này sử dụng tia laser để đốt búi trĩ làm se niêm mạc trĩ và làm teo búi trĩ. Búi trĩ khi được đốt bằng các chùm tia cực tím sẽ bị co lại và cắt đứt. Đây cũng là một trong những phương pháp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp mang lại hiệu quả cao.
Trên đây là một số những chia sẻ của các chuyên gia phòng khám bệnh trĩ Thiện Hòa giúp các bạn giải đáp thắc mắc “điều trị bệnh trĩ hỗn hợp như thế nào?”. Nếu còn câu hỏi nào khác, hãy gọi đến số điện thoại của phòng khám 038.5990.114 hoặc trực tiếp đến địa chỉ: 73 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội để được tư vấn và thăm khám trực tiếp.
Nguồn: http://dakhoathienhoa.net/dieu-tri-benh-tri-hon-hop-nhu-nao-huu-hieu.html