Những năm gần đây, khi quỹ đất công nghiệp tại các khu vực Dĩ An, Thuận An cạn kiệt, tỉnh Bình Dương đã chuyển hướng quy hoạch phát triển về các khu vực tiềm năng phía Bắc đặc biệt là tại khu vực Tân Uyên.
Hạ tầng thúc đẩy kinh tế bứt phá
Lý giải cho sự dịch chuyển này, Tổng Giám Đốc Công ty Đại Phú Quý cho biết, toàn bộ vùng phía Nam của tỉnh hiện nay đã triển khai gần như dày đặc, dẫn đến một tình trạng mất cân đối.
“Theo quy luật vết dầu loang, khi một vùng đất đầy ắp dự án, dịch vụ thì kế hoạch phát triển sẽ được xúc tiến ở những vùng kế cận. Sáng giá nhất trong nhóm này là các khu vực phía Bắc”, ông nói.
Tân Uyên là cửa ngõ giao thương quan trọng nối liền Bình Phước, các tỉnh Tây Nguyên với tỉnh Bình Dương và TP.HCM. Những năm gần đây, Tân Uyên đã được đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng đô thị mạnh mẽ với nhiều dự án đường vành đai, trục xuyên tâm đã hoàn thành, đưa nơi đây trở thành một trung tâm kinh tế sáng giá của tỉnh Bình Dương.
Hạ tầng giao thông tại đây được quy hoạch đồng bộ như đường Quốc lộ 13 thuộc đường loại I dự kiến mở rộng quy mô lên 8 làn xe, các tuyến đường trong Khu Công nghiệp và Khu đô thị Tân Uyên đã được đầu tư hoàn chỉnh.
Cùng với đó là các tuyến đường tỉnh như: ĐT750, ĐT749A, ĐT749C, ĐT741B và các tuyến đường huyện đã được bê tông nhựa hóa kết nối thông suốt, thuận lợi cho giao thương, buôn bán.
Đặc biệt vào quý 2/2021, tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn – Tân Uyên dài 41,5 km với quy mô 10 làn xe đã được thông xe toàn tuyến giúp các doanh nghiệp tại Tân Uyên sẽ giảm được khoảng 30% thời gian và chi phí vận chuyển từ nhà máy xuống cầu cảng.
Tương lai, tuyến huyết mạch này sẽ được kéo dài lên đến Chơn Thành (Bình Phước). Không những thế, Đại lộ Mỹ Phước – Tân Vạn – Tân Uyên được dự báo đón đầu sân bay quốc tế Long Thành cũng là bước chuẩn bị nhằm mời chào các nhà đầu tư về khu vực đô thị vệ tinh Tân Uyên.
Trong tương lai, sẽ được đầu tư thêm các tuyến đường như Đường Hồ Chí Minh được đầu tư hoàn chỉnh, đường ĐT741B nâng cấp mở rộng thành đường vành đai 5 với quy mô 6 làn xe qua Khu Công nghiệp Tân Bình, đường nhánh Hồ Chí Minh qua xã Lai Uyên, Tân Hưng kết nối vào đường Mỹ Phước – Tân Uyên.
Ngoài ra, tuyến đường Phú Giáo – Bắc Tân Uyên khởi công tháng 10/2021 cũng là một trong những dự án chiến lược, có ý nghĩa quan trọng hoàn thiện hạ tầng kết nối với cảng Logistics Tân Uyên cũng như phát triển giao thương từ phía Nam đến phía Bắc của tỉnh và thông suốt đến huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Bất động sản đô thị vệ tinh duy trì hấp lực
Thực tế cho thấy, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và tốc độ đô thị hóa nhanh tại thủ phủ công nghiệp đã kéo theo sự gia tăng nhanh về dân số và sự phát triển của thị trường bất động sản.
Điển hình là giá bất động sản tại Dĩ An, Thuận An đã tăng gấp nhiều lần so với cách đây vài năm và tăng “chóng mặt” từ khi chính thức lên thành phố.
Giới chuyên gia Cong ty Dai Phu Quy dự báo, sắp tới bất động sản Tân Uyên cũng sẽ lặp lại tương tự như với Thuận An, Dĩ An. Hiện nay, quỹ đất khu vực các thành phố trung tâm tại Bình Dương đang dần khan hiếm, các chủ đầu tư bất động sản sẽ dịch chuyển về các huyện vùng “vệ tinh” để phát triển dự án.
Câu chuyện đầu tư bất động sản ở các quận vùng ven TP.HCM 15 năm trước sẽ lặp lại với Bình Dương. Quy hoạch huyện Tân Uyên là đô thị vệ tinh, hạt nhân phát triển công nghiệp năng động là tất yếu của quá trình phát triển. Sự phát triển của hạ tầng giao thông và hàng loạt tiện ích hạ tầng xã hội được đầu tư là yếu tố khiến xu thế này ngày càng đậm nét.
Hiện tại là thời điểm lý tưởng tham gia đầu tư bất động sản Tân Uyên, đón đầu những đợt “bùng nổ” sắp tới để thu được lợi nhuận cao. Bởi lúc này, huyện đang trong quá trình còn mới bắt đầu và đang phát triển dần dần, giá bất động sản Tân Uyên còn phải chăng và có cơ hội tìm được những vị trí tiềm năng.