Quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh nằm về phía Tây Bắc của thành phố, phía Tây của sông Sài Gòn và được bao quanh bốn phía bởi các quận lân cận như quận Gò Vấp, quận Tân Phú hay quận Phú Nhuận, … Giao thông của quận Tân Bình rất phát triển đặc biệt là gần với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Sân bay này nằm về khu vực phía Bắc của quận Tân Bình và chỉ mất khoảng 1km từ sân bay là đến quận Tân Bình. Vì có vị trí thuận lợi để đầu tư và phát triển ngành thương mại, dịch vụ nên các nhà đầu tư trong và ngoài nước luôn ưu tiên lựa chọn đầu tư khu vực này.
Điều kiện thành lập công ty FDI tại quận Tân Bình
Doanh nghiệp là các tổ chức, công ty hoạt động từ 01 năm trở lên;
Cá nhân thành lập công ty theo các hình thức tại Luật Doanh nghiệp;
Có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước;
Nhà đầu tư có địa điểm thực hiện dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch;
Các tài liệu báo cáo năng lực tài chính NĐT để thực hiện dự án đầu tư;
Phải đảm bảo các điều kiện về môi trường, an ninh và trật tự xã hội;
Chỉ đăng ký các ngành dịch vụ Việt Nam cam kết khi gia nhập WTO.
Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại quận Tân Bình
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh
Bước 2: Thành lập doanh nghiệp và xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh Thành phố Hồ Chí Minh
Bước 3: Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia
Bước 4: Doanh nghiệp khắc dấu và công bố mẫu dấu
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh
(1) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư tại quận Tân Bình;
(2) Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân và tài liệu xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
(3) Tài liệu đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung chi tiết về dự án;
(4) Bản sao tài liệu về các vấn đề tài chính của nhà đầu tư;
(5) Tài liệu về nhu cầu sử dụng đất, thỏa thuận thuê địa điểm hoặc quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
Cơ quan nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh tại số 32 đường Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian: Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ.
Bước 2: Thành lập doanh nghiệp và xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh Thành phố Hồ Chí Minh
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tại quận Tân Bình;
(2) Điều lệ của công ty có ghi mã ngành nghề dịch vụ đăng ký;
(3) Danh sách thành viên công ty/Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
(4) Bản sao các giấy tờ sau:
– CCCD/CMND, hộ chiếu của các thành viên là cá nhân;
– CCCD/CMND, hộ chiếu của người đại diện theo uỷ quyền;
– Bản sao Giấy chứng nhận ĐKDN đối với thành viên tổ chức nước ngoài.
(5) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định;
(6) Văn bản ủy quyền nếu doanh nghiệp không trực tiếp đi nộp hồ sơ.
Cơ quan nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh Thành phố Hồ Chí Minh tại số 32 đường Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian: 03 – 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ
Bước 3: Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia
Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được công khai trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia thì doanh nghiệp đó sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Bước 4: Doanh nghiệp khắc dấu và công bố mẫu dấu
Doanh nghiệp có thể ủy quyền hoặc tự khắc dấu và thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư các mẫu dấu của công ty mình. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận thông báo về các mẫu dấu của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin các mẫu dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp biết.
Xem thêm: tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp của công ty luật siglaw.