Nhãn hiệu là gì, đối tượng nào có thể đăng ký nhãn hiệu và khi nào bạn cần phải thực hiện đăng ký bảo hộ để bảo vệ nhãn hiệu của mình?
Thứ nhất: Khai niệm nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các đơn vị sản xuất cùng loại với nhau. Nó có thể là hình ảnh, từ ngữ, biểu trưng hoặc sự kết hợp các yếu tố đó
Thứ 2: Đối tượng được đăng ký
Các tổ chức, cá nhân đầu có quyền đăng ký nhãn hiệu hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp
Thứ 3: Khi nào phải đăng ký nhãn hiệu
Ngay từ khi có ý tưởng hay chuẩn bị kinh doanh sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp hay dịch vụ mình cung cấp thì bạn phải nghĩ đến việc tạo cho mình 1 nhãn hiệu và đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu đó.
Tại sao lại vậy? Hầu hết có nhiều trường hợp hiện nay tập trung vào kinh doanh, sử dụng nhãn hiệu mình tạo ra nhưng không đăng ký chỉ đến khi sản phẩm, dịch vụ của mình có chỗ đứng trên thị trường rồi mới đi đăng ký bảo hộ. Đây là một suy nghĩ sai lầm bởi đã có rất nhiều doanh nghiệp cá nhân đã mắc phải, dở khóc dở cười, mất tiền, mất thời gian vì khi đã có chỗ đứng rồi thì lại bị 1 bên khác đăng ký nhãn hiệu đó trước thế là nhãn hàng mà mình xây dựng bao lâu nay trở thành công cốc, đổ sông đổ bể, không được sử dụng nữa mà nếu muốn sử dụng lại phải mua lại mà chắc chắn là không hề rẻ vì đối thủ đã biết bạn cần nó.
Việc đăng ký nhãn hiệu được thực hiện theo quy trình đã quy định. Thủ tục như sau:
1. Chuẩn bị hồ sơ
Khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
– Mẫu nhãn hiệu đăng ký
– Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định (Download mẫu tờ khai và xem cách khai tờ khai đăng ký nhãn hiệu tại đây: https://tgslaw.vn/huong-dan-khai-don-dang-ky-nhan-hieu.html )
– Nhóm sản phẩm/dịch vụ
– Tài liệu chứng mình quyền ưu tiên (nếu có)
– Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác thực hiện)
– Chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với chủ sở hữu là doanh nghiệp, chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu đối với chủ sở hữu là cá nhân
Sau khi hồ sơ hoàn tất bạn tiến hành nộp tại Cục sở hữu trí tuệ
2. Thẩm định hình thức đơn
– Việc này sẽ do Cục SHTT phụ trách thực hiện nhằm kiểm tra tính chính xác về hình thức đối với đơn đăng ký nhãn hiệu
3. Công bố đơn
Nếu đơn hợp lệ Cục sẽ tiến hành cho đăng trên công báo sở hữu công nghiệp về đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
4. Thẩm định nội dung đơn
– Việc này để đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn đăng ký của bạn theo các điều kiện pháp luật quy định
5. Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
– Khi đơn hợp lệ Cục sở hữu trí tuệ sẽ thông báo đơn hợp lệ và tiến hành cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho bạn. Việc lúc này bạn cần làm là nộp các khoản phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu theo quy định